Trị vì Thiên_hoàng_Kōtoku

Trước khi lên ngôi, Hiếu Đức Thiên hoàng có tên thật (imina)[4]Karu (軽; Kinh), nên hay gọi là Kinh hoàng tử (軽皇子; Karu no Ōji)[5][6].

Ông là hậu duệ của Mẫn Đạt Thiên hoàng, con trai của Mao Đình vương (茅渟王) và Cát Bị Cơ vương (吉備姫王), và là em trai của Hoàng Cực Thiên hoàng.

Lên ngôi

Ông trị vì từ ngày 12 tháng 7 năm 645[7], sau khi chị ông là Hoàng Cực Thiên hoàng thoái vị sau sự kiện ám sát Soga no Iruka (蘇我入鹿; Tô Ngã Nhập Lộc) của Nakatomi Kamatari (中臣鎌足; Trung Thần Liêm Túc) và Hoàng tử Naka no Ōe.

Khi Hoàng Cực Thiên hoàng thoái vị, bà chủ định nhường cho Hoàng tử Naka no Ōe, nhưng Naka no Ōe lại từ chối ngôi báu và đề nghị Thiên hoàng nhường ngôi cho ông.

Như vậy, Kinh hoàng tử trở thành Thiên hoàng kế vị, chính thức lên ngôi (sokui).[8]

Vào năm 645, ông lập ra một thành phố mới tại một vùng đất được gọi là Naniwa, và dời đô từ tỉnh Yamato và thành phố mới này (xem thêm bài Nara). Kinh đô mới có hải cảng và thuận lợi cho việc buôn bán với người nước ngoài và những hoạt động ngoại giao.

Năm 653, Thiên hoàng gửi một phái bộ sứ thần sang Trung Quốc để tiếp kiến hoàng đế nhà Đường. Trên đường đi, tất cả những con thuyền của các sứ thần bị đắm, vì thế họ không đến được Trung Quốc.

Khi lên kế vị, Hiếu Đức Thiên hoàng phong Hoàng tử Naka no Ōe làm Hoàng thái tử, và trở thành vị lãnh đạo trên thực tế của triều đình Nhật. Năm 653, khi Naka no Ōe đề nghị dời đô về tỉnh Yamato như cũ, Hiếu Đức Thiên hoàng từ chối. Dẫu vậy, Naka no Ōe không thèm đếm xỉa tới lệnh của Thiên hoàng mà tự tiện dời tới tỉnh Yamato. Hoàng hậu Giang Nhân hoàng nữ cùng nhiều triều thần đã theo chân Naka no Ōe về tỉnh Yamato. Thiên hoàng bị bỏ lại tại Hoàng cư.

Năm 654, ngày 24 tháng 11, Hiếu Đức Thiên hoàng lâm bệnh và băng hà, hưởng thọ khoảng 58 tuổi, với 9 năm trị vì Nhật Bản. Sau khi ông mất, Thái tử Naka no Ōe không lên nối ngôi, mà mẹ của Thái tử và cũng là chị gái của Hiếu Đức Thiên hoàng, Cựu Hoàng Cực Thiên hoàng lên ngôi, sử gọi bà với tên Tề Minh Thiên hoàng.

Miếu thờ Thần đạo và lăng mộ tưởng niệm vinh danh Hiếu Đức Thiên hoàng.

Ông được an táng tại Đại Phản Ki Trường lăng (大坂磯長陵). Vị trí của lăng mộ Hiếu Đức Thiên hoàng hiện tại [9] được chỉ định chính thức tại một miếu thờ Thần đạoOsaka.[10]

Công khanh

Công khanh (公卿; Kugyō) là thuật ngữ chung, chỉ một số nhân vật có quyền lực lớn nhất gắn liền với triều đình Thiên hoàng Nhật Bản trước thời kỳ Minh Trị.[11]

Tổng quan, Công khanh thường chỉ bao gồm từ ba đến bốn người. Họ là những triều thần có tôn ti, trở thành quan to trong triều nhờ kinh nghiệm và thân thế của mình. Dưới triều Hiếu Đức Thiên hoàng, những chóp bu kiểu này của Thái chính quan (太政官; Daijō-kan) bao gồm: